Xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là một xã thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm ở phía Bắc huyện Thanh Miện, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 5 km. Phía Bắc giáp xã Cổ Bì, huyện Bình Giang; Phía Nam giáp xã Lam Sơn, huyện Thanh Miện; Phía Đông giáp xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc; Phía Tây giáp xã Thanh Tùng và xã Đoàn Tùng huyện Thanh Miện. Quy mô dân số: 2.453 hộ với tổng 8.598 nhân khẩu.
* Diện tích tự nhiên của xã: 507,85 ha, Trong đó:
Đất nông nghiệp: 366,68 ha = 72,20%;
- Đất sản xuất nông nghiệp: 290,33 ha = 57,17%;
+ Đất trồng cây hàng năm: 269,49 ha = 53,06%;
+ Đất trồng cây lâu năm: 20,84 ha = 4,10%;
- Đất nuôi trồng thủy sản: 69,98 ha = 13,78%;
- Đất nông nghiệp khác: 6,36 ha = 1,125%;
Đất phi nông nghiệp: 141,17 ha = 27,80%;
- Đất ở: 37,87 ha = 7,46%;
- Đất chuyên dùng: 70,24 ha = 13,83%;
- Đất cơ sở tôn giáo: 1,55 ha = 0,31%;
- Đất cơ sở tín ngưỡng: 0,20 ha = 0,04%;
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 8,38 ha = 1,65%;
- Đất sông, ngòi, kênh mương: 8,94 ha = 1,76%;
- Đất có mặt nước chuyên dùng: 13,99 ha = 2,76%;
Xã Phạm Kha có 4 Đình, 4 Chùa và 1 nhà Thờ thiên chúa giáo ở thôn Đỗ Hạ, 1 nhà nguyện ở làng Hàn Lâm thôn Đạo Lâm. Xã có 3 Đình được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Đình thôn Đỗ Thượng và Đình thôn Đỗ Hạ thờ Thành Hoàng làng Lý Trí Thắng, người đã có công giúp Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 xứ quân; Đình làng Đạo Phái thôn Đạo Lâm thờ Thành hoàng làng Trần Thiện Hữu người đã có công giúp Vua trị bệnh cứu giúp dân làng. Cứ 5 năm 1 lần các đình làng đều tổ chức Lễ hội truyền thống để tưởng nhớ tới các danh nhân người đã có công với nước.
Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc mỹ xâm lược đã có biết bao bộ đội, Thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến lên đường tòng quân đánh giặc và họ đã anh dũng hy sinh giành độc lập tự do cho dân tộc; Trong các cuộc kháng chiến đó xã Phạm Kha đã có 168 anh hùng liệt sỹ và 14 bà mẹ được phong tăng và truy tặng danh hiệu cao quý Mẹ Việt Nam anh hùng.
Về sự nghiệp giáo dục: Xã có 1 trường Mầm Non, 1 trường Tiểu học, 1 trường THCS trong những năm qua được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, Chính quyền quan tâm đầu tư về mọi mặt, nên cả 3 trường đều đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và 2. Trải qua các thời kỳ với truyền thống hiếu học, trong những năm qua đã có rất nhiều con em của Phạm Kha là Thạc sỹ, Tiến sỹ, Kỹ sư, Nhà giáo đã và đang công tác trên mọi miền của tổ quốc, góp phần làm rạng rỡ quê hương đất nước. Công tác khuyến học, khuyến tài luôn được chú trọng và duy trì tại các dòng họ và địa phương.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh cho nhân dân. Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và đã đang hoàn thiện các bước quy trình để nghị các cấp công nhận đạt chuẩn bộ tiêu chí quốc gia về y tế vào cuối năm 2023.
Về phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp: Bằng nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ và sự cần cù chịu khó của nhân dân Phạm Kha; Với truyền thống trồng cây rau màu thâm canh xen vụ, nhân dân đã hăng say lao động sản xuất tạo nguồn kinh tế thu nhập cao cho gia đình. Diện mạo của xã nhà được khang trang sạch đẹp; đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa. Năm 2015 xã Phạm Kha là xã đầu tiên trong toàn huyện được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới; tới nay đã và đang tiếp tục xây dựng các hạng mục công trình để về đích nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu vào các năm tiếp theo./.